Thư viện ảnh
  Đường dây nóng
 Điện thoại: 0235.3551666
0369897669
 Hotline:      0936776988
  • Số lượt truy cập:346980
  • Đang online:1

Phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

Thứ Bảy, 28/11/2020, 22:34 GMT+7

Phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải đến Cảng vụ hàng hải khu vực.

- Các trường hợp phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm:

+ Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;

+ Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;

+ Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.

b) Giải quyết TTHC:

- Cảng vụ hàng hải khu vực tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn hàng hải và gửi trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

- Trước khi phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải, Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức lấy ý kiến của doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan; doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt theo quyết định của chủ đầu tư.

- Riêng đối với các công trình xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác, trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cảng vụ hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo mẫu;

- Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;

- Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;

- Bản chính phương án bảo đảm an toàn hàng hải, gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng gồm: Tên công trình, dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; vị trí thi công, xây dựng; quy mô xây dựng;

+ Thời gian thi công, xây dựng;

+ Biện pháp thi công được duyệt;

+ Biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải;

+ Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải;

d) Cơ quan phối hợp: doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị liên quan.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

- Văn bản phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

- Văn bản phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải phải ghi rõ: Thông tin chung về công trình, dự án; thời gian bàn giao mặt bằng; thời gian thi công, xây dựng; biện pháp thi công; biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải; việc lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu; phương án tổ chức, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát và các nội dung cần thiết khác.

8. Phí, lệ phí: Không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;

Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

Các bài đã đăng